Mẹ ơi! Cô ơi ! Con thích tập tô, cho con tập tô với  

3:08 AM |
Nhóc con của mẹ xin sưu tầm tranh cho các con. Mẹ và cô giáo mầm non in ra để cho tập tô nhé...
Xem bé nào tô đẹp hơn bé nào nha ^^!
Thân tặng




























ST

Những điều cần biết khi chăm sóc nhóc con của mẹ

8:50 PM |

Chăm sóc một đứa trẻ thật là khó khăn biết bao...
Làm như thế nào để có thể chăm sóc cho nhóc con, kích thích sự phát triển của nhóc con tốt nhất...
Các mẹ hãy cũng bổ sung kiến thức cho bản thân mình nhé...
Với những cô giáo mầm non làm việc ở trong trường tư thục thường là các cô giáo trẻ chỉ mới làm mẹ của cả 1 đàn con cũng cần hiểu thêm về các con để chăm sóc các con thật tốt nhé ^^!















Nguồn sưu tầm

Mẹo sử dụng điều hòa mát gấp 10 lần - tiết kiệm điện gấp 10 lần

9:28 PM |
Mùa hè không nắng không gọi là mùa hè...
Mùa hè không tốn điện không phải là mùa hè...
Nhưng có cách không tốn kém lại vẫn mát rượi trong mùa hè oi ả
Mùa hè đã đến, chúng ta chắc hẳn sẽ cảm thấy vô cùng nóng bức với cái nắng như thiêu đốt. Khi đó chiếc máy điều hòa không khí trong nhà bạn có lẽ sẽ được phát huy tối đa công suất.
Tuy nhiên, như thế sẽ làm tăng giá điện hàng tháng của gia đình. Dưới đây sẽ là một vài gợi ý giúp bạn chỉnh điều hòa vừa mát vừa tiết kiệm gấp 10 lần bình thường:
1. Chọn chế độ “dry”
Dùng điều khiển để chuyển chế độ lạnh từ “Cool” (hơi lạnh, hình ảnh biểu thị là bông tuyết” sang chế độ “Dry” (trừ ẩm, hình ảnh biểu thị là giọt nước).

Thao tác đơn giản trên sẽ giảm công suất tiêu thụ điện của điều hòa sẽ giảm đi 10 lần, hạn chế sốc nhiệt vì nhiệt độ phòng sẽ không thấp quá 23 độ C và không dao động lớn với nhiệt độ bên ngoài.
2. Chế độ “dry” là gì và tại sao nó lại hữu ích hơn?
Có lẽ cần phải lưu ý rằng không phải mọi máy điều hòa nhiệt độ đều có chức năng “làm khô”, nhưng nếu máy điều hòa nhà bạn có chế độ này, hãy lựa chọn biểu tượng hình giọt nước thay vì hình bông tuyết.
Tính năng làm khô giúp hạ thấp nhiệt độ trong phòng bằng cách làm giảm độ ẩm trong không khí và nó chủ yếu được áp dụng ở những nơi có khí hậu nhiệt đới, độ ẩm trong không khí cao gây khó chịu. Cách làm này giúp giảm nhiệt độ trong phòng nhưng không lại không cần làm nóng phía bên ngoài để đảm bảo luồng không khí mát hơn.
Do chế độ này tiêu hao ít năng lượng hơn nên máy nén cũng vận hành ở tốc độ chậm hơn, từ đó lại càng làm giảm việc tiêu thụ năng lượng. Giảm tiêu hao năng lượng cũng đồng nghĩa với việc ít tốn điện hơn, và kết quả là ít tốn tiền điện hơn. Như vậy, bạn đã có thể tiết kiệm được thêm một khoản tiền cho gia đình mình.
3. Các cách tiết kiệm điện khác
- Khi sử dụng cần đảm bảo phòng được đóng kín (không mở cửa quá lâu) cũng như tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào phòng để tránh làm hao điện năng và máy hoạt động quá tải.
- Tắt các bóng đèn không cần thiết giúp quá trình làm lạnh nhanh hơn, Không tắt bật hay điều chỉnh máy quá nhiều vì để khởi động lại máy sẽ tiêu tốn nhiều năng lượng, vậy nên hãy duy trì nhiệt độ ổn định.
- Nếu kết hợp với quạt gió và để để một chậu nước mát sẽ giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vì quạt giúp lưu thông khí mát trong phòng.
- Bạn sẽ cảm thấy mát hơn mà không cần hạ nhiệt độ (tiết kiệm điện năng) cũng như tránh cảm giác khô mà vẫn tiết kiệm điện năng vì quạt tiêu thụ ít điện hơn.
- Bạn nên tắt điều hòa khi ra khỏi nhà, trước khi ngủ khoảng 1 đến 2 tiếng hoặc khi nhà đã mát đều. Tắt hẳn máy bằng Attomat vì nếu chỉ tắt bằng điều khiển từ xa thì máy vẫn sẽ tiêu thụ điện ngầm.
Nguồn sưu tầm

Mẹ cậu bé hỏi rằng: "Sao con lại thương… người ác?"

6:33 PM |
Mỗi khi gặp nghịch cảnh, khó khăn không thấy cô Tấm tìm cách gì đó để vượt quá mà chỉ biết... ôm mặt khóc - cô học trò phản bác lại ý kiến cô Tấm trong truyện cổ tích Tấm Cám chịu thương chịu khó.

Câu chuyện được người mẹ chia sẻ tại buổi ra mắt sách "Triết học cho trẻ em" với chủ đề “Mùa hè tự do” vừa diễn ra tại một buổi ngoại khóa ở TPHCM. Con gái chị sau đọc và học truyện Tấm Cám, nghe phân tích cô Tấm hiền lành, chịu thương chịu khó, cháu liền phàn nàn: “Cô Tấm không chịu khó gì hết trơn. Mỗi khi gặp nghịch cảnh cô chỉ toàn ôm mặt khóc thôi chứ không hề suy nghĩ hay tìm cách nào đó để khắc phục khó khăn”.




Tư duy con trẻ rất đa chiều nếu không bị "ép" bởi cách nhìn của người lớn
Từ lập luận của mình, cháu hiểu rằng khi gặp khó khăn, trước hết mỗi người phải tự nỗ lực, phải xoay sở đủ mọi cách để vượt qua. Trong cuộc sống, không có ông Bụt bà Tiên nào được sắp đặt sẵn mà chỉ cần nghe tiếng khóc là hiện lên giải quyết hết được mọi việc.
Đó là bài học mà con chị có được từ truyện Tấm Cám - có thể không giống bài học theo mô típ quen thuộc cứ thật thà thì… mặc kệ số phận sẽ có quý nhân phù trợ.
Nhưng nếu đặt trong khuôn khổ một truyện cổ tích, một bài học mà cô Tấm là hiện thân của cái thiện, được mặc định là hiền lành, thật thà, chịu thương chịu khó, liệu cách lập luận của cháu có được chấp nhận?
Nhà giáo Đinh Thanh Phương chia sẻ, chị cũng từng giật mình và có phần hoang mang nghe con trai bày tỏ quan điểm là thích và thương các nhân vật phản diện hơn là các nhân vật chính diện sau khi đọc truyện.
Tuy nhiên, người mẹ không lên án con hay yêu cầu con phải… suy nghĩ lại cho “thẳng” ngay lập tức mà chị đặt câu hỏi: "Sao con lại thương… người ác?".
Con chị trả lời rằng những người ác rất đáng thương bởi họ đang lầm đường lạc lối mà không biết mình đang làm sai. Thay vì bị mọi người hắt hủi thì họ cần được thương cảm, được giúp đỡ để chọn đường đúng.
Còn cháu thích các nhân vật phản diện bởi khi gặp sự cố, họ có rất nhiều cách thông minh, nhiều mưu mô. Còn các anh hùng, các cô gái là nhân vật chính thường toàn ngu ngơ, không biết gì, chỉ được mỗi thật thà, chính trực.
Người mẹ không khỏi bất ngờ với tư duy của con vì nó không nằm trong hệ thống tư duy mà mình được mặc định sẵn.
Nhờ lắng nghe con mà nhà giáo này có cơ hội để định hướng cho con. Cô phân tích rằng chúng ta có thể học ở những nhân vật phản diện những chiêu thức, mưu mô thông minh nhưng cần nhớ họ đang sử dụng những điều này để phục vụ cho mục đích không tốt. Và việc muốn giúp đỡ cái ác cũng phải có chiêu thức chứ không sẽ dẫn đến nhiều hậu họa.
Tư duy của con trẻ rất bay bổng, rất kỳ diệu, chỉ có cái nhìn của người lớn dễ bị đóng khung trong sự hạn hẹp, khuôn khổ và cả vì những lo lắng, toan tính. Bố mẹ và thầy cô sẽ học được từ trẻ rất nhiều nếu biết lắng nghe và không lên án khi các em có cái nhìn, tư duy đa chiều, thậm chí là ngược chiều với mình. Quan trọng là người lớn đã đủ tầm nhìn rộng mở để biết cuộc sống này, thế giới này muôn màu muôn sắc mà ở đó con trẻ có thể không giống mình, không như “mẫu hình” mà mình mong muốn. Thứ người lớn kỳ vọng nào chắc đã hay hơn, tốt hơn điều các em có.
Như lời cô giáo Phương, người lớn nếu có đủ thời gian và đủ để con trẻ tin cậy, các em sẽ cho chúng ta biết rất nhiều điều bất ngờ, nhiều điều hay. Hãy làm bạn với trẻ, chia sẻ, cảm thông, giải thích cho trẻ hiểu nhé các mẹ
Hoài Nam (Dân trí)


Ý nghĩa ngày quốc tế thiếu nhi các mẹ đã từng biết

6:38 PM |
Ý NGHĨA CỦA NGÀY QUỐC TẾ THIẾU NHI 1 - 6 

Ngày quốc tế thiếu nhi được thành lập từ khi nào và người ta thường làm gì cho trẻ em và ý nghĩa của ngày quốc tế thiếu nhi 1 - 6 sẽ được Subin.vn giải đáp dưới đây!

I. Ngày quốc tế thiếu nhi được thành lập như thế nào ở trên thế giới và Việt Nam? 


1. Lịch sử ra đời ngày Quốc tế thiếu nhi :

Rạng sáng ngày 1/6/1942, phát xít Đức bao vây làng Li-đi-xơ (Tiệp Khắc), chúng bắt 173 người đàn ông, 196 người phụ nữ và trẻ em. Tại đây, chúng đã tàn sát dã man 66 người và đưa 104 em thiếu nhi vào trại tập trung, 88 em đã bị chết trong các phòng hơi độc, 9 em khác bị đưa đi làm tay sai cho bọn phát xít. Làng Li-đi-xơ không còn một bóng người. 
Hai năm sau, ngày 10/6/1944, bọn phát xít Đức lại bao vây thị trấn Ô-ra-đua (Pháp), chúng dồn 400 người vào nhà thờ, trong đó có nhiều phụ nữ và hơn 100 trẻ em, phóng hỏa đốt cháy một cách thảm thương. Năm 1949 Liên đoàn Phụ nữ dân chủ Quốc tế đã quyết định lấy ngày 1/6 hàng năm làm ngày quốc thế bảo vệ thiếu nhi, nhằm đòi chính phủ các nước phải nhận trách nhiệm về đời sống thiếu nhi, đòi giảm ngân sách quân sự để tăng ngân sách giáo dục, bảo vệ và chăm sóc thiếu niên, nhi đồng. 
Tiếp theo, tháng 4/1952 tại Viên (thủ đô nước Áo) đã có cuộc họp quốc tế bảo vệ thiếu nhi. Hội nghị này đã yêu cầu tất cả chính phủ các nước đặt ra pháp luật cho nước mình nhằm đảm bảo hạnh phúc cho các bà mẹ và trẻ em, đòi cấm dùng những phát minh khoa học vào mục đích chiến tranh. 
Đến năm 1955, đại hội các bà mẹ của hầu hết các nước trên thế giới họp tại Mátxcơva (Nga) đã tố cáo bọn đế quốc âm mưu gây lại chiến tranh và kêu gọi các bà mẹ khắp năm châu xiết chặt thêm hàng ngũ đấu tranh cho một nền hoà bình bền vững trên đất nước. Từ đó đến nay, những tổ chức phụ nữ thanh niên ở các nước đã lấy ngày 1/6 làm ngày biểu dương lực lượng đấu tranh chống các thế lực gây chiến tranh để bảo vệ hạnh phúc cho các bà mẹ và trẻ em trên thế giới.

2. Các nước trên thế giới lấy ngày nào làm ngày lễ cho thiếu nhi?


 Tại đa số các nước Tây phương, Trung Đông, Phi châu và Nam bán cầu đều có Ngày Trẻ Em, tổ chức vào các thời điểm khác nhau trong năm. Ngày Trẻ Em ở Úc là ngày thứ Tư tuần bốn của tháng 10, ở Brazil là 12/10, còn là ngày Đức Mẹ Aparecida, ngày nghỉ toàn quốc tại Brazil. Trong khi đó, ngày Trẻ Em ở Ấn Độ là ngày 14/11, mừng sinh nhật nhà lãnh đạo Jawaharlal Nehru (thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ). Tại Âu châu, Ngày Trẻ Em là ngày đặc biệt của LHQ, đặc biệt là UNICEF (United Nations International Children's Emergency Fund). 
Ở Nhật, Ngày Quốc tế Thiếu nhi là ngày nghỉ toàn quốc, gọi là “Kodomo no Hi”, và được tổ chức vào ngày 5/5. Kodomo no Hi nghĩa là Ngày Trẻ Em, một ngày trong lễ hội Tuần lễ Vàng của Nhật (Japanese Golden Week festival), được tổ chức để tôn vinh trẻ em và mừng chúng hạnh phúc.  

3. Ngày Quốc tế thiếu nhi ở Việt Nam Ngày Quốc tế Thiếu nhi (ngày 1 tháng 6) 

Tại Việt Nam, còn gọi là Tết Thiếu Nhi là ngày lễ vì trẻ em, vì thế hệ tương lai của loài người. Đồng thời cũng là ngày nhắc nhở mọi người hãy bảo vệ và chăm sóc trẻ em tốt hơn.
Ở nước ta, ngay sau khi giành được độc lập, ngày 1/6 và Tết Trung thu (15/8 âm lịch) hàng năm đã thật sự trở thành ngày hội vui chơi tưng bừng của thiếu nhi cả nước. Ngày Quốc tế Thiếu nhi đầu tiên của Việt Nam là ngày 1/6/1950. 

II. Vào ngày quốc tế thiếu nhi thì trẻ em hay được bố mẹ mua cho những gì? 

Vào ngày quốc tế thiếu nhi trẻ em Việt Nam thường được bố mẹ dành cho những điều đặc biệt dưới đây:

1. Tặng quà Các món quà tặng như đồ chơi trẻ em, đồ dùng sinh hoạt cho bé...

Thường được bố mẹ mua làm quà tặng cho các bé. 
Những món đồ chơi giáo dục, đồ chơi kích thích trí tuệ hay những món đồ chơi mô hình...luôn à sự lựa chọn của các bậc phụ huynh dành cho con em mình để các bé có những món quà tặng ý nghĩa và thiết thực nhất trong những ngày này. 

2. Cho bé đi khu vui chơi :

Các hoạt động vui chơi giải trí tại các khu vui chơi hay trung tâm thương mại cũng là lựa chọn hàng đầu của các bậc phụ huynh trong những ngày này. Vừa là món quà tặng dành tặng bé cũng vừa là dịp gia đình cũng nhau đi chơi. Các bé sẽ có cơ hội chơi nhiều trò chơi mà thường ngày bé không được chơi hoặc chơi những gì bé muốn.

Nghệ thuật của những cái bóng ^^!

6:46 PM |

Bàn tay ta làm lên tất cả...
Chỉ cần thêm 1 chút ánh sáng là đôi bàn tay sẽ tạo ra các con vật ngộ nghĩnh như thế này..
Mẹ nào chưa biết thì vào học tập ngay nhé cũng rất đơn giản thôi ah...
Nhóc con của mẹ xin dành tặng ^^!























Powered by Blogger.

blog chia sẻ cách chăm sóc con cái, kinh nghiệm nuôi con, dạy con cách ăn cách nói, bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ

Contributors